Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

SOẠN BÀI THI TẠI LỚP MÔN VĂN HÓA TQ & HÁN CỔ



SOẠN BÀI THI TẠI LỚP MÔN VĂN HÓA TQ  & HÁN CỔ


I. VĂN HÓA TQ
理惑論
三十七篇        一云蒼梧太守牟子博傳
漢牟融
牟子既修經傳諸子。書無大小靡不好之。雖不樂兵法。然猶讀焉。雖讀神仙不死之書。抑而不信。以為虛誕。是時靈帝崩後。天下擾亂。獨交州差安。北方異人咸來在焉。多為神仙辟穀長生之術。時人多有學者。牟子常以五經難之。道家術士莫敢對焉。比之於孟軻距楊朱墨翟。先是時牟子將母避世交趾。年二十六歸蒼梧娶妻。太守聞其守學。謁請署吏。時年方盛。志精於學。又見世亂。無仕官意。竟遂不就。是時諸州郡相疑隔塞不通。太守以其博學多識。使致敬荊州。牟子以為榮爵易讓。使命難辭。遂嚴當行。會被州牧優文處士辟之。復稱疾不起。牧弟為豫章太守。為中郎將笮融所殺。時牧遣騎都尉劉彥。將兵赴之。恐外界相疑兵不得進。牧乃請牟子曰。弟為逆賊所害。骨肉之痛憤發肝心。當遣劉都尉行。恐外界疑難行人不通。君文武兼備有專對才。今欲相屈之。零陵桂陽假塗於通路何如。牟子曰。被秣服櫪見遇日久。列士忘身期必騁效。遂嚴當發。會其母卒亡遂不果行。久之退念。以辯達之故輒見使命。方世擾攘非顯己之秋也。乃歎曰。老子絕聖棄智。修身保真。萬物不干其志。天下不易其樂。天子不得臣。諸侯不得友。故可貴也。於是銳志於佛道。兼研老子五千文。含玄妙為酒漿。翫五經為琴簧。世俗之徒。多非之者。以為背五經而向異道。欲爭則非道。欲默則不能。遂以筆墨之間。略引聖賢之言證解之。名曰牟子理惑云。


A. PHIÊN ÂM  BÀI TỰA
Lý Hoặc Luận
Tam thập thất thiên
Nhất vân Thương Ngô thái thủ Mâu Tử bác truyện
Mâu Tử ký tu kinh,  truyện chư tử, thư vô đại tiểu, mỹ bất hiếu chi. Tuy bất nhạo binh pháp, thiên do độc yên. Tuy đọc thần tiên bất tử chi thư, ức nhi bất tín, dĩ vi hư đản.
Thị thời Linh đế băng hậu, thiên hạ nhiễu loạn, độc Giao Châu sái an. Bắc phương nhị dị nhân hàm lai tại yên, đa vi thần cốc trường sinh chi thuật. Thời nhân đa hữu học giả. Mâu Tử thường dĩ ngũ  kinh nan chi. Đạo gia, thuật sĩ mạc cảm đối yên, tỷ chư Mạnh Kha cự Dương chu Mặc Địch.
Tiên thị thời, Mâu Tử tương mẫu tỵ thế Giao Chỉ, niên nhị thập Thương Ngô thú thê. Thái thú văn kỳ thủ học, yết thỉnh thự lại. Thời niên phương thịnh chí tinh ư học, hựu kiến  thế loạn vô sĩ hoạn ý, canh toại bất tựu. Thị thời chư châu quận tương nghi, cách tắc bất thông. Thái thú dĩ kỳ bác học đa thức, sử trí kỉnh Kinh Châu. Mâu Tử dĩ vi vinh tước dị nhượng, sứ mệnh nan từ,toại nghiêm đương hành hội bị Châu mục ưu văn xử sĩ tích chi, phục xưng tật bất khởi. Mục đệ vi  Dự Chương Thái thú vi Trung lan tướng Trắc Dung sở sát. Thời mục khiển kỵ đô úy Lưu Ngạn, tương binh phó chi, khủng ngại giới tương nghi, binh bất đắc tiến. Mục nãi thỉnh Mâu Tử viết: “Đệ vi nghịch tặc sở hại, cốt nhục chi thông phẫn phát can tâm, đương khiện Lưu đô úy hành, khủng ngoại giới nghi nan, hành nhân bất thông. Quân văn vũ kiêm bị, hữu chuyên đối tài, kim dục tương khuất chi, Linh Lăng, Quế Dương giả đồ ư thông lộ hà như”?.
Mâu Tử viết: Bị mạc phục lịch kiến ngộ nhật cửu, liệt sĩ vong thân, kỳ tất sính hiệu. Toại nghiêm đương phát. Hội kỳ mẫu tốt vong, toại bất quả hình. Cửu chi thoái niệm dĩ biện đạt chi cố, chiếp kiến sứ mệnh. Phương thế nhiễu nhương phi hiển kỷ chi thu dã, nãi thán viết:
“ Lão Tử tuyệt thánh khí trí, tu thân bảo chân, vạn vật bất can kỳ chí, thiên hạ bất dịch kỳ lạc, thiên tử bất đắc thần, chư hầu bất đắc hữu, cố khả quý dã”. Ư thị nhuệ chí ư Phật đạo, kiêm nghiên Lão Tử ngũ thiên văn, hàm huyền diệu vi tửu tương, ngoạn ngũ kinh vi cầm hoàng. Thế tục chi đồ, đa phi chi giả, dĩ vi bối ngũ kinh nhi hướng dị đạo. Dục tranh tắc phi đạo, dục mặc tấc bất năng toại dĩ bút mặc chi gian, lược dẫn thánh hiền chi ngôn chứng giải chi, danh viết Mâu Tử  lý hoặc vân.
B. DỊCH NGHĨA
Đời Lương, Dương Đô, chùa Kiến Sơ, Thích Tăng Hựu soạn tập
Lý Hoặc luận, thiên thứ 37, truyện Mâu Tử Bác, Thái thú Thương Ngô

Mâu Tử đã đọc qua các kinh truyện, sách của chư tử, bất kể sách lớn hay nhỏ đều thích đọc. Tuy ông không ưa binh pháp nhưng vẫn đọc. Tuy đọc sách thần tiên bất tử nhưng lại gạt bỏ không tin, cho đó là lừa dối.
Sau khi Hán Linh đế băng hà, thiên hạ rối loạn, chỉ có đất Giao Châu là tương đối an ổn. Lúc này, dị nhân ở phương Bắc đều đến ở đây, phần nhiều là tu theo thuật tịch cốc trường sinh của thần tiên. Thời điểm đó có nhiều học giả, Mâu Tử thường đem Ngũ kinh vấn nạn họ, các đạo gia thuật sĩ chẳng ai dám đối đáp, ví như việc ông cùng Mạnh Kha chống đối Dương Chu, Mặc Địch.
Trước lúc đó, Mâu Tử đã đưa mẹ lánh nạn đến Giao Chỉ. Năm 26 tuổi, ông trở về Thương Ngô cưới vợ. Thái thú nghe danh ông chí thú cầu học liền đến thăm hỏi và mời ra làm quan. Nhưng bấy giờ, ông đang tuổi thanh xuân, chỉ chuyên tâm vào việc học. Hơn nữa, thấy đời loạn lạc, ông không có ý định làm quan nên rốt cuộc không đến. Lúc ấy, các châu quận nghi ngờ lẫn nhau nên bị ngăn cách không qua lại được. Thái thú thấy ông học rộng biết nhiều mới nhờ ông đến Kinh Châu bày tỏ hộ lòng cung kính. Mâu Tử cho là chức tước vinh hoa thì dễ nhường, nhưng sứ mệnh khó từ nan, bèn chuẩn bị lên đường. Đúng lúc Châu Mục chiêu hiền đãi sĩ, bổ nhiệm người, nên ông lại viện cớ bệnh chẳng đi. Em trai của Châu Mục làm Thái thú ở Dự Chương, bị Trung Lang tướng Trách Dung giết chết. Lúc ấy, Mục sai Kỵ đô úy Lưu Ngạn đem binh đi đánh, nhưng sợ đối phương ở ngoài biên giới nghi ngờ nên không dám tiến binh.
Mục bèn mời Mâu Tử đến nói:
- Em tôi bị nghịch tặc sát hại, nỗi đau tình cốt nhục, thấu tận tim gan, nên mới sai Lưu đô úy đi, nhưng lại sợ đối phương nơi biên giới nghi ngờ, khiến người đi không được. Ngài đây văn võ song toàn, có biện tài ứng đối, nay tôi muốn phiền ngài nhọc lòng đi một chuyến mượn đường đi qua Linh Lăng, Giai Dương, chẳng biết ý ngài như thế nào?
 Mâu Tử nói:
- Nương nhờ ơn đãi ngộ đã lâu, nay các binh sĩ vì nước quên mình, nên tôi hứa nhất định sẽ đi.
Ông bèn chuẩn bị lên đường, nhưng gặp lúc mẹ ông đột ngột qua đời, cho nên ông không thể đi. Lát sau, ông nghĩ lại, vì mình có biện tài thông suốt, người mới giao sứ mệnh, nay đời loạn lạc, không phải là lúc nên lộ diện. Ông mới than thở: “Lão Tử dứt thánh bỏ trí, tu thân giữ đạo chân thật, vạn vật không thể làm lay chuyển chí khí của ông ta. Thiên hạ cũng không làm thay đổi được niềm vui của ông ấy. Thiên tử chẳng có được bầy tôi, chư hầu không có được bạn, cho nên đáng quý!”
Từ đó, ông quyết tâm hướng đến đạo Phật, nghiền ngẫm năm ngàn lời của Lão Tử, ngậm huyền diệu làm rượu ngon, nghiên tầm ngũ kinh làm làm đàn sáo. Vì thế, bọn người ở thế gian, nhiều kẻ cho là sai, nói ông vứt bỏ Ngũ kinh mà theo đạo khác; nếu muốn tranh nhau thì chẳng phải là đạo, mà muốn im lặng thì không thể, bèn nhân đó dùng bút mực dẫn lời thánh hiền, chứng minh giải thích, nên gọi là Mâu Tử Lý Hoặc.

·       GV có thể cho thêm tác giả, tác phẩm, niên đại, chơn ngụy
Tác giả:
Mâu Tử họ Mâu tên Dung, người ở quận Thương Ngô cuối thời Đông Hán, ban đầu ông học kinh truyện chư Tử, cho rằng sách của thần tiên đều là truyện hư cấu hoang đường. Sau khi vua Linh Đế nhà Đông Hán băng hà (189), thiên hạ gặp loạn, ông liền đưa mẹ lánh nạn đất Giao Chỉ. Sau khi mẹ mất, ông dốc chí học Phật, và nghiên cứu Lão Tử, ngũ kinh. Bấy giờ, có rất nhiều người đến luận nghị với ông, nên ông phải soạn ra sách “Lý Hoặc luận” để giải đáp, dẫn giải kinh sách của Lão Tử và Nho giáo, luận chứng nhất trí ba quan điểm của Phật, Đạo, Nho, nêu lên ưu điểm của đạo Phật.
Về tác giả, theo văn chú thích của Hoằng Minh tập, quyển 1 thì cho rằng, tác giả của quyển Lý Hoặc Luận là Mâu Tử Bác, thái thú đất Thương Ngô. Nhưng Mâu Tử Bác và Mâu Dung không phải là một người, vấn đề này vẫn còn đang định luận.
Tác phẩm:
 Nội dung chủ yếu của tác phẩm là luận thuật điểm dị đồng của ba tôn giáo Nho, Phật, Đạo và nêu lên ưu điểm nổi bật của Phật giáo. Nguyên bản văn là 37 điều hỏi đáp về sự nghi vấn và phê phán đối với Phật giáo. Trong đó, bản văn thuật lại việc đức Phật Thích-ca xuất gia, thành đạo; sự tích việc truyền giáo, số quyển của kinh Phật và những quy định của giới luật, quan điểm của Phật giáo về vấn đề sinh tử và tình hình truyền thừa thuở đầu tiên ở Trung Quốc.
Theo nhận định của nhà sử học Lê Mạnh Thát, Lý hoặc luận từng là tác phẩm lý luận nổi tiếng của Phật giáo ở Viễn Đông, cụ thể là Trung quốc và Nhật Bản. Đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, Lý hoặc luận là một tác phẩm lý luận có vị trí quan trọng, là một tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam, thể hiện quan điểm của người Việt Nam.
Theo tư liệu nghiên cứu của Phật giáo Trung quốc thì đây là quyển sách xưa nhất luận về mối quan hệ của ba tôn giáo, cũng là tư liệu quan trọng tham cứu về mối quan hệ tư tưởng của ba tôn giáo ở thời Nam Bắc triều, Ngụy Tấn được ghi vào trong Hoằng Minh tập, quyển 1.
Như vậy, Lý Hoặc luận là một tác phẩm có giá trị văn học, thể hiện mối quan hệ giữa ba tôn giáo, là một tài liệu đáng để tham khảo trong việc nghiên cứu về Nho, Phật, Đạo.
Niên đại:
Về niên đại, theo Chí Ban, tác giả của Phật tổ thống ký 35, thì ông là người đầu tiên đề nghị một niên đại cho Mâu Tử, đó là năm Sơ Bình thứ 2 (191). Song có tư liệu cho rằng tác phẩm này được ra đời vào khoảng sau năm 198. Bởi vì, theo tư liệu nghiên cứu của Phật giáo Trung quốc, vào năm 198, Mâu Tử để tang mẹ ba năm đúng theo phong tục thời đó, thì sẽ không có thời gian viết sách tranh luận, cho nên sách sẽ được ra đời sau 198, chứ không phải trước năm 198.
Về vấn đề Chân-Ngụy
Nhiều giả thiết nghi ngờ Lý hoặc luận không phải là của Mâu Tử /Mâu Dung viết mà là của Mâu Bác, thái thú Thương Ngô.
Người đưa ra giả thiết nghi ngờ đầu tiên là Hồ Nguyên Thụy, sở dĩ có sự hoài nghi là vì thời Đông Hán có hai Mâu Tử đều tên Dung (Châu Quảng Nghiệp –Ý lâm chú). Tuy nhiên, hai người này sanh không cùng lúc và nơi ở cũng khác nhau, một Mâu Dung làm Thái úy Thượng thư sự, qua đời vào niên hiệu Kiến Sơ năm thứ 4; còn một Mâu Dung sanh vào cuối thời Hán, viết Lý hoặc luận. (Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu Mâu Tử, tr. 21)
Như vậy, quyển Lý hoặc luận của Mâu Tử là chân hay ngụy tạo? Có năm quan điểm:
1.Quan điểm của Lương Khải Siêu
2.Quan điểm của Tokiwa Daijô (Thường Ban Đại Định)
3.Quan điểm của Matssumoto Bunzaro
4.Quan điểm của H. Maspéro, Fukui Kojun và Zurcher
5.Quan điểm của Pelliot, Chu Thúc Ca. Hồ Thích và Dư Gia Tích
Trong năm quan điểm này, họ đều không nhất trí Lý hoặc luận là của Mâu Tử / Mâu Dung, vì họ không hài lòng với các chứng cứ lịch sử xác thực, người thì cho rằng Lý hoặc luận được ngụy tác từ thời Đông Tấn Lưu Tống, có người thì cho rằng Lý hoặc luận là ngụy tác từ thời Tấn Tống. Tuy nhiên, họ đều không chỉ ra được ai là người ngụy tác.
Theo thuyết “Lưỡng Mâu Dung” của Tôn Chí Tổ trong Độc thư tỏa lục 6, xem Lý hoặc luận không phải là một ngụy tạo thời Hán về sau, mà là một tác phẩm của một Mâu Dung khác với Thái úy Mâu Dung của Nho gia sống vào cuối thời Hán.
Mặc dù, các học giả trên đều không thống nhất về tác giả của tác phẩm cúng như sự ra đời của tác phẩm, việc tác phẩm Lý hoặc luận là chân hay ngụy tác đến nay vẫn còn chưa định luận rõ ràng nhưng đều có chung quan điểm là muốn đặt Lý hoặc luận vào cuối thời Hán.
* Mối quan hệ giữa PG & Đạo Giáo: câu 10, 14, 29, 30, 37( GV sẽ 1/5 câu)
Ta thấy rằng tư tưởng của Đạo giáo là vô vi- không làm. Hay còn gọi ẩn thế. Đạo giáo nói vô vi “nhi vô bất vi”, tức là nói không làm mà làm.
 Tư tưởng Đạo giáo cũng làm lợi ích cho mọi người.

問曰。夫福莫踰於繼嗣。不孝莫過於無後。沙門棄妻子捐財貨。或終身不娶。何其違福孝之行也。自苦而無奇。自極而無異矣。牟子曰。夫長左者必短右。大前者必狹後。孟公綽為趙魏老則優。不可以為滕薛大夫。妻子財物世之餘也。清躬無為道之妙也。老子曰。名與身孰親。身與貨孰多。又曰。觀三代之遺風。覽乎儒墨之道術。誦詩書修禮節。崇仁義視清潔。鄉人傳業名譽洋溢。此中士所施行。恬惔者所不恤。故前有隨珠。後有虓虎。見之走而不敢取何也。先其命而後其利也。許由栖巢木。夷齊餓首陽。舜孔稱其賢曰。求仁得仁者也。不聞譏其無後無貨也。沙門修道德。以易遊世之樂。反淑賢。以背妻子之歡。是不為奇。孰與為奇。是不為異。孰與為異哉

Câu 10: 老子曰:名與身孰親。身與貨孰多
- Phiên âm: Lão Tử viết: “danh dữ thân thục thân, thân dữ hoá thục đa”
- Dịch nghĩa: Lão Tử nói: “Danh tiếng với thân mệnh, cái nào thân thiết hơn? Thân mệnh với của cải, cái nào quý hơn?”
Câu trên được trích từ Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chương 44, Tri Chỉ,
-        Dịch nghĩa: Danh tiếng với thân xác cái nào là quý? Thân mình với của cải cái nào trọng hơn?
14.
問曰。孔子曰。夷狄之有君。不如諸夏之亡也。孟子譏陳相。更學許行之術曰。吾聞用夏變夷。未聞用夷變夏者也。吾子弱冠學堯舜周孔之道。而今捨之。更學夷狄之術。不已惑乎。牟子曰。此吾未解大道時之餘語耳。若子可謂見禮制之華。而闇道德之實。窺炬燭之明。未睹天庭之日也。孔子所言矯世法矣。孟軻所云疾專一耳。昔孔子欲居九夷曰。君子居之何陋之有。及仲尼不容於魯衛。孟軻不用於齊梁。豈復仕於夷狄乎。禹出西羌而聖哲。瞽叟生舜而頑嚚。由余產狄國而霸秦。管蔡自河洛而流言。傳曰。北辰之星。在天之中。在人之北。以此觀之。漢地未必為天中也。佛經所說。上下周極含血之類物皆屬佛焉。是以吾復尊而學之。何為當捨堯舜周孔之道。金玉不相傷。隨碧不相妨。謂人為惑時自惑乎?

Câu 14: Hỏi về thuyết tái sinh của Đạo Phật

孔子曰。夷狄之有君。不如諸夏之亡也.
Âm: Khổng tử viết: “Di địch chi hữu quân. bất như chư hạ chi vong dã”.
Nghĩa: - Khổng Tử nói: “Mọi rợ có vua không bằng các nước Hạ mất vua”.
昔孔子欲居九夷曰。君子居之何陋之有?
Âm: Tích khổng tử dục cư cửu di viết : “quân tử cư chi hà lậu chi hữu”.
Nghĩa: Xưa Khổng Tử muốn ở nơi chín mọi, nói rằng: “Người quân tử ở đây thì có chi là thối nát?”

Câu 29:
比其類猶五霸之與五帝。陽貨之與仲尼
Âm: bỉ kỳ loại do Ngũ Bá chi dữ Ngũ Đế, Dương Hoá chi dữ Trọng Ni
Nghĩa: So với loại thì như Ngũ bá với Ngũ đế, Dương Hóa với Trọng Ni


Câu 30:
聖人云。食穀者智。食草者癡。食肉者悍。食氣者壽
Thánh nhân vân: “tự cốc giả trí, tự thảo giả si, tự nhục giả hãn, tự khí giả thọ”.
Thánh nhân nói: “Ăn gạo là trí, ăn cỏ thì ngu, ăn thịt thì dữ, ăn khí thì thọ”.
Câu 37:
Hán: 問曰道家云。堯舜周孔七十二弟子。皆不死而仙
Âm: Đạo gia vân: “Nghiêu Thuấn Chu Khổng thất thập nhị đệ tử giai bất tử nhi tiên”.
Nghĩa: Đạo gia nói: “Nghiêu, Thuấn, Châu, Khổng, bảy mươi hai học trò đều không chết mà thành tiên”
- Chữ Hán: 老子曰。天地尚不得長久。而況人乎。
- Phiên âm: Lão Tử viết: “thiên địa thượng bất trường cửu, nhi huống nhân hồ”
- Dịch nghĩa: Lão Tử nói: “Trời đất còn không thể lâu dài, huống hồ là người”.
Hán: 孔子曰。更去辟世孝常在。吾覽六藝觀傳記。堯有殂落。舜有蒼梧之山。禹有會稽之陵。伯夷叔齊有首陽之墓。文王不及誅紂而歿。武王不能待成王大而崩。周公有改葬之篇。仲尼有兩楹之夢. 伯魚有先父之年。子路有菹醢之語。伯牛有命矣之文。曾參有啟足之辭。顏淵有不幸短命之記。苗而不秀之喻。皆著在經典。聖人至言也。吾以經傳為證。世人為驗而云不死。豈不惑哉
Âm:  Khổng tử viết: “Cánh khứ bích thế hiếu thường tại”. Ngô lãm lục nghệ, quan truyện ký, Nghiêu hữu tồ lạc. Thuấn hữu Thương Ngô chi sơn. Vũ hữu cối kê chi lăng, Bá Di Thúc Tề hữu thủ dương chi mộ, Văn Vương bất cập tru trụ nhi một. Vũ Vương bất năng đãi thành vương đại nhi băng, Chu Công hữu cải táng chi thiên, Trọng Ni hữu lưỡng doanh chi mộng, Bá Ngư hữu tiên phụ chi niên, Tử Lộ hữu trư hải chi ngữ, Bá Ngưu hữu mệnh hỹ chi văn, Tăng Sâm hữu khải túc chi từ, Nhan Uyên hữu bất hạnh đoản mệnh chi ký, miêu nhi bất tú chi dụ, giai trước tại kinh điển, thánh nhân chí ngôn dã. Ngô dĩ kinh truyện vi chứng, thế nhân vi nghiệm nhi vân bất tử. Khởi bất hoặc tai?
Nghĩa: Khổng Tử viết: “Dù đã tránh đời, nhân hiếu vẫn còn”. Tôi xem lục nghệ, coi truyện ký, Nghiêu có rơi chết; Thuấn có núi Thương Ngô, Vũ có lăng Cối Kê, Bá Di Thúc Tề có mộ Thủ Dương, Văn vương không kịp giết Trụ mà mất, Vũ vương không thể đợi Thành vương lớn mà băng, Châu công có sách về cải táng, Trọng Ni có mộng “hai cột”. Bá Ngư có tuổi mất trước cha, Tử Lộ có lời bị ướp thịt, Bá Ngưu có văn “vong mệnh”, Tăng Sâm có lời “mở chân”, Nhan Uyên có lời ghi “chẳng may chết sớm”, lời ví “lúa không trổ đòng” đều chép trong kinh điển, lời thật của thánh nhân vậy. Tôi lấy kinh truyện làm chứng, người đời làm nghiệm mà nói bất tử há không lầm ư?

·       Mối quan hệ giữa PG & Nho Giáo: câu 9, 10, 11l ,13, 14( GV sẽ 1/5 câu)
Câu 9:
Âm: hiếu kinh ngôn . thân thể phát phu thụ chi phụ mẫu . bất cảm huỷ thương
Nghĩa: Hiếu kinh nói: “Thân thể, tóc da nhận từ cha mẹ không dám hủy thương”
孔子曰。可與適道。未可與權. 
Âm: khổng tử viết . khả dữ thích đạo . vị khả dữ quyền .
Nghĩa: Khổng Tử nói: “Có thể cùng theo đạo, nhưng chưa có cùng quyền biến”.
所謂時宜施者也. 且孝經曰。先王有至德要道.
Âm: sở vị thời nghi thi giả dã . thả hiếu kinh viết . tiên vương hữu chí đức yếu đạo.
Nghĩa: Đó gọi là Tùy thời mà làm vậy. Vả lại, Hiếu kinh nói: “Tiên vương có chí đức, có yếu đạo”.
Mâu tử bài bác tư tưởng hẹp hòi, câu nệ của Đạo Nho, người Tăng sĩ cạo bỏ râu tóc, xa lìa vợ con, từ bỏ tài sản… có nghĩa là bỏ cái sinh diệt để được cái bất diệt. Đạo Nho cho rằng không con thừa kế là tội bất hiếu lớn nhất là không đúng, bởi hiếu đạo không phải chỉ có việc này.
Câu 10: 老子曰:名與身孰親。身與貨孰多
- Phiên âm: Lão Tử viết: “danh dữ thân thục thân, thân dữ hoá thục đa”
- Dịch nghĩa: Lão Tử nói: “Danh tiếng với thân mệnh, cái nào thân thiết hơn? Thân mệnh với của cải, cái nào quý hơn?”
Câu trên được trích từ Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chương 44, Tri Chỉ,
- Dịch nghĩa: Danh tiếng với thân xác cái nào là quý? Thân mình với của cải cái nào trọng hơn?
Câu 11: hỏi đáp về cách ăn mặc, ứng xử của tăng sĩ Giao Châu thời đó.
- Chữ Hán: 老子云:上德不德是以有德。下德不失德是以無德
- Phiên âm: Lão Tử vân: “thượng đức bất đức thị dĩ hữu đức, hạ đức bất thất đức thị dĩ vô đức”
- Dịch nghĩa: Lão Tử nói: “Đức cao không khoe đức, nên mới có đức, đức thấp không mất đức, nên mới không đức”.
- Dịch nghĩa: Người đức cao khôg có đức cho nên có đức. Kẻ đức thấp không mất đức nên không có đức.
Câu trên được trích từ Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chương 38, Luận Đức.
孔子作孝經服為三德始。又曰。正其衣冠尊其瞻視.
Âm: khổng tử tác hiếu kinh phục vi tam đức thỷ . hựu viết . chánh kỳ y quan tôn kỳ chiêm thị.
Nghĩa: Khổng Tử viết Hiếu kinh, phục sức đứng đầu ba đức. Lại nói: “Chỉnh đốn mũ áo, tôn nghiêm ngắm nhìn”.

Câu 13:
 - Chữ Hán: 老子曰: 知其子復守其母。沒身不殆。又曰。用其光復其明。無遺身殃
- Phiên âm: Lão Tử viết: “tri kỳ tử phục thủ kỳ mẫu, một thân bất đãi”. hựu viết . dụng kỳ quang phục kỳ minh, vô di thân ương.
- Dịch nghĩa: Lão Tử  nói: “Biết là con lại quay về giữ lấy mẹ thì trọn đời không nguy hại”. Lại nói: “Dùng ánh lửa quay về nguồn sáng của nó, không để tai ương cho thân”.
- Dịch nghĩa: “Nắm được mẹ thì hiểu được con. Giữ được mẹ một đời không nguy”. “… Dùng cái sáng suốt đó, quay về cái xán lạn đó, thân không đeo tai họa”.
Câu trên được trích từ Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chương 52, Qui Nguyên.
孔子云。未能事人焉能事鬼。未知生焉知死
Âm: khổng tử vân . vị năng sự nhân yên năng sự quỷ . vị tri sanh yên tri tử.
Nghĩa: - Khổng Tử nói “Chưa thể thờ người, làm sao có thể thờ quỉ; chưa biết sự sống làm sao biết được cái chết”.
孝經曰。為之宗廟以鬼享之。春秋祭祀以時思之。又曰。生事愛敬。死事哀慼.
Âm: Hiếu kinh viết: vi chi tôn miếu dĩ quỷ hưởng chi, xuân thu tế tự dĩ thời tư chi. Hựu viết: sanh sự ái kính, tử sự ai thích.
Nghĩa: Hiếu kinh nói: “Làm tôn miếu để cúng quỉ thần, tế lễ hai mùa xuân thu để nghĩ đến theo thời tiết”. Lại nói: “Khi sống thờ bằng kính yêu, khi chết thờ bằng thương nhớ”.

Câu 14: Hỏi về thuyết tái sinh của Đạo Phật

孔子曰。夷狄之有君。不如諸夏之亡也.
Âm: Khổng tử viết: “Di địch chi hữu quân. bất như chư hạ chi vong dã”.
Nghĩa: - Khổng Tử nói: “Mọi rợ có vua không bằng các nước Hạ mất vua”.
昔孔子欲居九夷曰。君子居之何陋之有?
Âm: Tích khổng tử dục cư cửu di viết : “quân tử cư chi hà lậu chi hữu”.
Nghĩa: Xưa Khổng Tử muốn ở nơi chín mọi, nói rằng: “Người quân tử ở đây thì có chi là thối nát?”


























 II. HÁN CỔ
1. Phiên âm & dịch nghĩa bài tựa LHL ( từ Hán sang Viêt)

理惑論
三十七篇        一云蒼梧太守牟子博傳
漢牟融
牟子既修經傳諸子。書無大小靡不好之。雖不樂兵法。然猶讀焉。雖讀神仙不死之書。抑而不信。以為虛誕。是時靈帝崩後。天下擾亂。獨交州差安。北方異人咸來在焉。多為神仙辟穀長生之術。時人多有學者。牟子常以五經難之。道家術士莫敢對焉。比之於孟軻距楊朱墨翟。先是時牟子將母避世交趾。年二十六歸蒼梧娶妻。太守聞其守學。謁請署吏。時年方盛。志精於學。又見世亂。無仕官意。竟遂不就。是時諸州郡相疑隔塞不通。太守以其博學多識。使致敬荊州。牟子以為榮爵易讓。使命難辭。遂嚴當行。會被州牧優文處士辟之。復稱疾不起。牧弟為豫章太守。為中郎將笮融所殺。時牧遣騎都尉劉彥。將兵赴之。恐外界相疑兵不得進。牧乃請牟子曰。弟為逆賊所害。骨肉之痛憤發肝心。當遣劉都尉行。恐外界疑難行人不通。君文武兼備有專對才。今欲相屈之。零陵桂陽假塗於通路何如。牟子曰。被秣服櫪見遇日久。列士忘身期必騁效。遂嚴當發。會其母卒亡遂不果行。久之退念。以辯達之故輒見使命。方世擾攘非顯己之秋也。乃歎曰。老子絕聖棄智。修身保真。萬物不干其志。天下不易其樂。天子不得臣。諸侯不得友。故可貴也。於是銳志於佛道。兼研老子五千文。含玄妙為酒漿。翫五經為琴簧。世俗之徒。多非之者。以為背五經而向異道。欲爭則非道。欲默則不能。遂以筆墨之間。略引聖賢之言證解之。名曰牟子理惑云。



A. PHIÊN ÂM  BÀI TỰA
Lý Hoặc Luận
Tam thập thất thiên
Nhất vân Thương Ngô thái thủ Mâu Tử bác truyện
Mâu Tử ký tu kinh,  truyện chư tử, thư vô đại tiểu, mỹ bất hiếu chi. Tuy bất nhạo binh pháp, thiên do độc yên. Tuy đọc thần tiên bất tử chi thư, ức nhi bất tín, dĩ vi hư đản.
Thị thời Linh đế băng hậu, thiên hạ nhiễu loạn, độc Giao Châu sái an. Bắc phương nhị dị nhân hàm lai tại yên, đa vi thần cốc trường sinh chi thuật. Thời nhân đa hữu học giả. Mâu Tử thường dĩ ngũ  kinh nan chi. Đạo gia, thuật sĩ mạc cảm đối yên, tỷ chư Mạnh Kha cự Dương chu Mặc Địch.
Tiên thị thời, Mâu Tử tương mẫu tỵ thế Giao Chỉ, niên nhị thập Thương Ngô thú thê. Thái thú văn kỳ thủ học, yết thỉnh thự lại. Thời niên phương thịnh chí tinh ư học, hựu kiến  thế loạn vô sĩ hoạn ý, canh toại bất tựu. Thị thời chư châu quận tương nghi, cách tắc bất thông. Thái thú dĩ kỳ bác học đa thức, sử trí kỉnh Kinh Châu. Mâu Tử dĩ vi vinh tước dị nhượng, sứ mệnh nan từ,toại nghiêm đương hành hội bị Châu mục ưu văn xử sĩ tích chi, phục xưng tật bất khởi. Mục đệ vi  Dự Chương Thái thú vi Trung lan tướng Trắc Dung sở sát. Thời mục khiển kỵ đô úy Lưu Ngạn, tương binh phó chi, khủng ngại giới tương nghi, binh bất đắc tiến. Mục nãi thỉnh Mâu Tử viết: “Đệ vi nghịch tặc sở hại, cốt nhục chi thông phẫn phát can tâm, đương khiện Lưu đô úy hành, khủng ngoại giới nghi nan, hành nhân bất thông. Quân văn vũ kiêm bị, hữu chuyên đối tài, kim dục tương khuất chi, Linh Lăng, Quế Dương giả đồ ư thông lộ hà như”?.
Mâu Tử viết: Bị mạc phục lịch kiến ngộ nhật cửu, liệt sĩ vong thân, kỳ tất sính hiệu. Toại nghiêm đương phát. Hội kỳ mẫu tốt vong, toại bất quả hình. Cửu chi thoái niệm dĩ biện đạt chi cố, chiếp kiến sứ mệnh. Phương thế nhiễu nhương phi hiển kỷ chi thu dã, nãi thán viết:
“ Lão Tử tuyệt thánh khí trí, tu thân bảo chân, vạn vật bất can kỳ chí, thiên hạ bất dịch kỳ lạc, thiên tử bất đắc thần, chư hầu bất đắc hữu, cố khả quý dã”. Ư thị nhuệ chí ư Phật đạo, kiêm nghiên Lão Tử ngũ thiên văn, hàm huyền diệu vi tửu tương, ngoạn ngũ kinh vi cầm hoàng. Thế tục chi đồ, đa phi chi giả, dĩ vi bối ngũ kinh nhi hướng dị đạo. Dục tranh tắc phi đạo, dục mặc tấc bất năng toại dĩ bút mặc chi gian, lược dẫn thánh hiền chi ngôn chứng giải chi, danh viết Mâu Tử  lý hoặc vân.
B. DỊCH NGHĨA
Đời Lương, Dương Đô, chùa Kiến Sơ, Thích Tăng Hựu soạn tập
Lý Hoặc luận, thiên thứ 37, truyện Mâu Tử Bác, Thái thú Thương Ngô

Mâu Tử đã đọc qua các kinh truyện, sách của chư tử, bất kể sách lớn hay nhỏ đều thích đọc. Tuy ông không ưa binh pháp nhưng vẫn đọc. Tuy đọc sách thần tiên bất tử nhưng lại gạt bỏ không tin, cho đó là lừa dối.
Sau khi Hán Linh đế băng hà, thiên hạ rối loạn, chỉ có đất Giao Châu là tương đối an ổn. Lúc này, dị nhân ở phương Bắc đều đến ở đây, phần nhiều là tu theo thuật tịch cốc trường sinh của thần tiên. Thời điểm đó có nhiều học giả, Mâu Tử thường đem Ngũ kinh vấn nạn họ, các đạo gia thuật sĩ chẳng ai dám đối đáp, ví như việc ông cùng Mạnh Kha chống đối Dương Chu, Mặc Địch.
Trước lúc đó, Mâu Tử đã đưa mẹ lánh nạn đến Giao Chỉ. Năm 26 tuổi, ông trở về Thương Ngô cưới vợ. Thái thú nghe danh ông chí thú cầu học liền đến thăm hỏi và mời ra làm quan. Nhưng bấy giờ, ông đang tuổi thanh xuân, chỉ chuyên tâm vào việc học. Hơn nữa, thấy đời loạn lạc, ông không có ý định làm quan nên rốt cuộc không đến. Lúc ấy, các châu quận nghi ngờ lẫn nhau nên bị ngăn cách không qua lại được. Thái thú thấy ông học rộng biết nhiều mới nhờ ông đến Kinh Châu bày tỏ hộ lòng cung kính. Mâu Tử cho là chức tước vinh hoa thì dễ nhường, nhưng sứ mệnh khó từ nan, bèn chuẩn bị lên đường. Đúng lúc Châu Mục chiêu hiền đãi sĩ, bổ nhiệm người, nên ông lại viện cớ bệnh chẳng đi. Em trai của Châu Mục làm Thái thú ở Dự Chương, bị Trung Lang tướng Trách Dung giết chết. Lúc ấy, Mục sai Kỵ đô úy Lưu Ngạn đem binh đi đánh, nhưng sợ đối phương ở ngoài biên giới nghi ngờ nên không dám tiến binh.
Mục bèn mời Mâu Tử đến nói:
- Em tôi bị nghịch tặc sát hại, nỗi đau tình cốt nhục, thấu tận tim gan, nên mới sai Lưu đô úy đi, nhưng lại sợ đối phương nơi biên giới nghi ngờ, khiến người đi không được. Ngài đây văn võ song toàn, có biện tài ứng đối, nay tôi muốn phiền ngài nhọc lòng đi một chuyến mượn đường đi qua Linh Lăng, Giai Dương, chẳng biết ý ngài như thế nào?
 Mâu Tử nói:
- Nương nhờ ơn đãi ngộ đã lâu, nay các binh sĩ vì nước quên mình, nên tôi hứa nhất định sẽ đi.
Ông bèn chuẩn bị lên đường, nhưng gặp lúc mẹ ông đột ngột qua đời, cho nên ông không thể đi. Lát sau, ông nghĩ lại, vì mình có biện tài thông suốt, người mới giao sứ mệnh, nay đời loạn lạc, không phải là lúc nên lộ diện. Ông mới than thở: “Lão Tử dứt thánh bỏ trí, tu thân giữ đạo chân thật, vạn vật không thể làm lay chuyển chí khí của ông ta. Thiên hạ cũng không làm thay đổi được niềm vui của ông ấy. Thiên tử chẳng có được bầy tôi, chư hầu không có được bạn, cho nên đáng quý!”
Từ đó, ông quyết tâm hướng đến đạo Phật, nghiền ngẫm năm ngàn lời của Lão Tử, ngậm huyền diệu làm rượu ngon, nghiên tầm ngũ kinh làm làm đàn sáo. Vì thế, bọn người ở thế gian, nhiều kẻ cho là sai, nói ông vứt bỏ Ngũ kinh mà theo đạo khác; nếu muốn tranh nhau thì chẳng phải là đạo, mà muốn im lặng thì không thể, bèn nhân đó dùng bút mực dẫn lời thánh hiền, chứng minh giải thích, nên gọi là Mâu Tử Lý Hoặc.
2. phiên âm, dịch nghĩa, xuất xứ, giải thích…các điển tích, điển cố trong các câu 9, 10,15, 16, 34 ( GV sẽ chọn 1/ 5 câu nên chúng ta học hết).
CHỮ HÁN:
CÂU 9
問曰。孝經言。身體髮膚受之父母。不敢毀傷。曾子臨沒。啟予手啟予足。今沙門剃頭。何其違聖人之語。不合孝子之道也。吾子常好論是非平曲直。而反善之乎。牟子曰。夫訕聖賢不仁。平不中不智也。不仁不智何以樹德。德將不樹頑嚚之儔也。論何容易乎。昔齊人乘舡渡江。其父墮水。其子攘臂捽頭。顛倒使水從口出。而父命得蘇。夫捽頭顛倒。不孝莫大。然以全父之身。若拱手修孝子之常。父命絕於水矣。孔子曰。可與適道。未可與權。所謂時宜施者也。且孝經曰。先王有至德要道。而泰伯祝 髮文身。自從吳越之俗。違於身體髮膚之義。然孔子稱之。其可謂至德矣。仲尼不以其祝髮毀之也。由是而觀。苟有大德。不拘於小。沙門捐家財棄妻子。不聽音視色。可謂讓之至也。何違聖語不合孝乎。豫讓吞炭漆身。聶政[-+]面自刑。伯姬蹈火高行截容。君子以為勇而死義。不聞譏其自毀沒也。沙門剔除鬚髮。而比之於四人。不已遠乎。
 ÂM
Vấn viết: Hiếu kinh ngôn: “ Thân thể phát phu thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương”. Tằng Tử lâm một, khải dư thủ, khải dư túc. Kim Sa môn thế đầu, hà kỳ vi thánh nhân chi ngữ, bất hợp hiếu tử chi đạo dã. Ngô tử thường hiếu luận thị phi, bình khúc trực, nhi phản thiện chi hồ?
Mâu Tử viết: Phù sán thánh hiền, bất nhân, bình bất trúng, bất trí dã. Bất nhân, bất trí, hà dĩ thụ đức? Đức tương bất thụ, ngoan ngân chi trù dã. Luận hà dung dị hồ? Tích Tề nhân thừa hàng độ giang. Kỳ phụ đọa thủy, kỳ tử nhương tý, tốt đầu điên đảo, sử thủy tùng khẩu xuất, nhi phụ mệnh đắc tô. Phù tốt đầu điên đảo, bất hiếu mạc đại, nhiên dĩ toàn phụ chi thân. Nhược củng thủ tu hiếu tử chi thường, phụ mệnh tuyệt ư thủy hỹ. Khổng Tử viết: “ Khả dữ thích đạo, vị khả dữ quyền, sở vị thời nghi thi giả dã”.
Thả Hiếu Kinh viết: “ Tiên vương hữu chí đức yếu đạo”. Nhi Thái Bá đoản phát văn thân, tự tùng Ngô Việt chi tục, vi ư thân thể phát phu chi nghĩa, nhiên Khổng Tử xưng chi, “ kỳ khả vị chí đức hỹ”. Trọng Ni bất dĩ kỳ đoản phát hủy chi dã. Do thị nhi quan, cẩu hữu đại đức, bất câu ư tiểu.Sa môn quyên gia tài, khí thê tử, bất thính âm, bất thị sắc, khả vị nhượng chi chí dã. Hà vi thánh ngữ bất hợp hiếu hồ? Dự Nhượng thôn thán, tất thân; Nhiếp Chánh bì diện tự hình; Bá Cơ đạo hỏa, Cao Hạnh tiệt dung, quân tử dĩ vi dũng nhi tử nghĩa, bất văn cơ kỳ hủy một dã. Sa môn thế trừ tu phát, nhi tỷ chi ư tứ nhân, bất dĩ viễn hồ!
Dịch nghĩa:
Hỏi: Hiếu kinh ghi: “Thân thể, tóc da là của cha mẹ trao cho, đâu dám làm tổn thương”. Lúc sắp qua đời, Tăng Tử nói: “Kéo tay ta ra, duỗi chân ta ra”. Ngày nay, sa-môn cạo đầu, đó là làm trái lời của thánh nhân, là không hợp với đạo làm con hiếu thảo? Ông thường hay luận đúng sai, bàn việc công bình, hẹp hòi, ngay thẳng, mà lại làm ngược lại điều thiện hay sao?
Mâu Tử nói: “Nếu chê bai thánh hiền thì bất nhân mà bình luận không đúng là bất trí. Bất nhân, bất trí thì làm sao tạo đức? Đức không tạo lập thì đó là kẻ ngoan cố, ngu dốt, làm sao mà luận bàn dễ dàng đến vậy? Ngày xưa, người nước Tề đi thuyền qua sông, cha anh ta rơi xuống nước, người con mới kéo lấy tay cha lên, chúc chổng ngược đầu xuống, khiến cho nước trong miệng trào ra, cứu cha tỉnh lại. Xét việc, chúc ngược đầu cha xuống như vậy, thì còn tội bất hiếu nào lớn hơn, nhưng để an toàn mạng sống của người cha, nếu như người con chỉ biết khoanh tay thực hiện đạo làm con như lẽ thường, thì có phải là người cha đã chết chìm rồi không?
Khổng Tử nói: “Có thể hợp cùng với đạo, nhưng chưa có thể cùng quyền biến, đó gọi là tùy thời mà thực hiện vậy”.
Hơn nữa, Hiếu kinh ghi: “Tiên vương có chí đức, có đạo chân chính”.   Nhưng Thái Bá cắt tóc, tự vẽ thân mình, theo phong tục Ngô Việt, làm trái với nghĩa thân thể, tóc da, nhưng Khổng Tử lại ca ngợi điều đó, có thể gọi là chí đức vậy! Trọng Ni không đồng ý việc cắt tóc ngắn và chê bai điều đó. Do đó mà thấy người có đức lớn thì không câu nệ vào tiểu tiết. Hàng sa-môn vứt hết gia sản, từ bỏ vợ con, không nghe âm nhạc, không nhìn sắc đẹp, có thể nói là đã nhường hết rồi, cớ sao lại cho là trái lời hiền thánh, không hợp với đạo hiếu?
Dự Nhượng nuốt than, bôi sơn thân hình; Nhiếp Chính tự lột da mặt, tự tử; Bá Cơ dẫm lên lửa; Cao Hành rạch mặt. Quân tử cho đó là dũng nên chết vì nghĩa, nhưng chẳng nghe ai chê họ tự hủy mình mà chết. Còn sa-môn cạo bỏ râu tóc, so với bốn người kia thì chẳng có gì cách xa mấy.
CÂU 14
CHỮ HÁN
問曰。孔子曰。夷狄之有君。不如諸夏之亡也。孟子譏陳相。更學許行之術曰。吾聞用夏變夷。未聞用夷變夏者也。吾子弱冠學堯舜周孔之道。而今捨之。更學夷狄之術。不已惑乎?。牟子曰。此吾未解大道時之餘語耳。若子可謂見禮制之華。而闇道德之實。窺炬燭之明。未睹天庭之日也。孔子所言矯世法矣。孟軻所云疾專一耳。昔孔子欲居九夷曰。君子居之何陋之有。及仲尼不容於魯衛。孟軻不用於齊梁。豈復仕於夷狄乎。禹出西羌而聖哲。瞽叟生舜而頑嚚。由余產狄國而霸秦。管蔡自河洛而流言。傳曰。北辰之星。在天之中。在人之北。以此觀之。漢地未必為天中也。佛經所說。上下周極含血之類物皆屬佛焉。是以吾復尊而學之。何為當捨堯舜周孔之道。金玉不相傷。隨碧不相妨。謂人為惑時自惑乎.
ÂM:
Vấn viết: Khổng Tử viết: “ Di Địch chi hữu quân, bất như chư Hạ chi vong dã”. Mạnh Tử cơ Trần Tương, cánh  học Hứa Hành chi thuật, viết:
“ Ngô văn dụng Hạ biến di, vị văn dụng di biến Hạ giả dã”. Ngô tử nhược quan học Nghiêu, Thuấn, Chu, Khổng chi đạo, nhi kim xả chi,cánh học Di Địch chi  thuật, bất dĩ hoặc hồ?
Mâu Tử viết: Thử ngô vị giải đại đạo thời chi dư ngữ nhĩ. Nhược tử khả vị kiến lễ chế chi hoa, nhi ám đạo đức chi thật; khuy cự chúc chi minh, vị đổ thiên đình chi nhật dã. Khổng Tử sở ngôn, kiểu thế pháp hỹ. Mạnh Kha sở vân, tật chuyên nhất nhĩ. Tích Khổng Tử dục cư Cửu Di, viết: “ Quân tử cư chi hà lậu chi hữu”? Cập Trọng Ni bất dung ư Lỗ vệ, Mạnh Kha bất dụng ư Tề Lương. Khởi phục sĩ ư Di Địch hồ? Vũ xuất Tây Khương nhi thánh triết. Cổ Tẩu sanh Thuấn nhi ngoan ngân. Do Dư sản Địch quốc nhi bá Tần. Quản sái tự Hà Lạc nhi lưu ngôn. Truyện viết: “ Bắc thần chi tinh, tại thiên chi trung, tại nhân chi bắc”. Dĩ thử quan chi, Hán địa vị tất vi thiên trung dã. Phật kinh sở thuyết, thượng hạ chu cực, hàm huyết chi loại vật, giai thuộc Phật yên. Thị dĩ ngô phục tôn nhi học chi. Hà vi đương xả Nghiêu, Thuấn, Chu, Khổng chi đạo. Kim ngọc bất tương thương. Tùy bích tương phương, vị nhân vi hoặc thời tự hoặc hồ?
NGHĨA
Hỏi: Khổng Tử nói: “Di Địch mà có vua, chẳng bằng nước Hạ diệt vong”. Mạnh Tử chê Trần Tương mà lại đi học cái thuật của Hứa Hành, rồi nói: “Ta nghe dùng Hạ để cải đổi bọn Man di, chứ chưa nghe dùng Man di để cải đổi nước Hạ”. Ông đã theo học đạo của vua Nghiêu, Thuấn, Chu và Khổng mà nay lại từ bỏ, rồi học theo cái thuật của Di Địch, chẳng phải là mê lầm sao?”.
Mâu Tử đáp: Đó là những lời thừa khi tôi chưa hiểu đạo lớn. Nếu như ông có thể cho rằng thấy được cái đẹp của lễ chế mà không biết đến cái chân thật của đạo đức, chỉ thấy ánh sáng của ngọn đuốc to, mà không nhìn thấy mặt trời giữa trưa. Lời Khổng Tử nói là để chỉnh sửa lại pháp thế tục. Những điều Mạnh Kha nói, là vì ghét thói chuyên nhất. Xưa Khổng Tử muốn ở Cửu Di, nên nói: “Quân tử ở nơi này thì có gì là xấu xa”. Đến khi, Trọng Ni không được trú ngụ nơi nước Lỗ, Vệ, Mạnh Kha không được trọng dụng ở Tề, Lương, chẳng lẽ các ngài lại làm kẻ sĩ ở nơi Man di sao? Vũ xuất thân từ đất Tây Khương mà thành bậc thánh triết. Cổ Tẩu ngang tàng, ngu dốt mà lại sinh ra vua Thuấn. Do Dư sinh ở nước Địch mà làm cho Tần thành bá chủ. Quản Thúc Tiên và Sái Thúc Độ từ Hà Lạc mà phát sinh lời đồn. Truyện ghi: “Tinh tú phương Bắc mọc ở giữa bầu trời, mà phương Bắc là do con người định vị. Theo đó mà xét thì đất Hán chưa hẳn là trung tâm của trời đất. Kinh Phạt đã nói: “Trên dưới bao trùm khắp, loài vật có mạng sống đều là Phật”. Vì thế, tôi kính phục, tôn trọng mà học theo, cớ sao cho là đã bỏ đạo và Nghiêu, Thuấn, Chu, Khổng? Vàng và ngọc chẳng tổn hại nhau; Viên châu và ngọc bích không tổn thương nhau. Nếu cho là người mê lầm e là chính mình đã tự lầm lẫn vậy!

Chữ hán
Câu 15
問曰。蓋以父之財乞路人。不可謂惠。二親尚存殺己代人。不可謂仁。今佛經云。太子須大挐。以父之財施與遠人。國之寶象以賜怨家。妻子自與他人。不敬其親。而敬他人者。謂之悖禮。不愛其親。而愛他人者。謂之悖德。須大挐不孝不仁。而佛家尊之。豈不異哉?。牟子曰。五經之義立嫡以長。大王見昌之志。轉季為嫡。遂成周業。以致太平。娶妻之義必告父母。舜不告而娶以成大倫。貞士須聘請。賢臣待徵召。伊尹負鼎干湯。寧戚叩角要齊。湯以致王。齊以之霸。禮男女不親授。嫂溺則授之以手。權其急也。苟見其大。不拘於小。大人豈拘常也。須大挐睹世之無常財貨非己寶故。恣意布施以成大道。父國受其祚。怨家不得入。至於成佛。父母兄弟皆得度世。是不為孝。是不為仁。孰為仁孝哉.
Âm
Vấn viết: Cái dĩ phụ chi tài khất lộ nhân, bất khả vị huệ. Nhị thân thượng tồn, sát kỷ đại nhân, bất khả vị nhân. Kim Phật kinh vân: Thái tử Tu Đại Noa, dĩ phụ chi tài thí dữ viễn nhân, quốc chi bảo tượng, dĩ tứ oán gia. Thê tử tự dữ tha nhân. Bất kính kỷ thân,  nhi kính tha nhân giả, vị chi bội lễ. Bất ái kỳ thân  nhi ái thân nhân gỉa, vị chi bội đức.Tu Đại Noa bất hiếu, bất nhân, nhi Phật gia tôn chi, khởi bất dị tai?
Mâu Tử viết: Ngũ kinh chi nghĩa lập đích dĩ trưởng. Thái Vương kiến Xương chi chí, chuyển quý vi đích, toại thành Chu nghiệp, dĩ trí thái bình. Thú thê chi nghĩa, tất cáo phụ mẫu, Thuấn bất cáo nhi thú, dĩ thành đại luân. Trinh sĩ tu sính thỉnh, hiền thần đãi trưng triệu. Y Doãn phụ đỉnh can Thang, Ninh Thích khấu giác yếu Tề. Thang dĩ trí vương, Tề dĩ chi bá, Lễ nam nữ hbất câu ư tiểu, đại nhân khởi câu thường dã. Tu Đại Noa đổ thế chi vô thường, tài hóa phi kỷ bảo cố, tư ý bố thí dĩ thành đại đạo. Phụ quốc thụ kỳ tộ, oán gia bất đắc nhập. Chí ư thành Phật, phụ mẫu huynh đệ giai đắc độ thế. Thị bất vi hiếu,  bất vi nhân, thục vi nhân hiếu tai?
nghĩa
Hỏi: Lấy của cải của cha đem cho người qua đường, thì không thể gọi là ban ân. Cha mẹ còn sống mà tự sát chết thay người khác, thì không gọi là “nhân”. Nay kinh Phật ghi: “Thái tử Tu-đại-noa đem tài sản của cha bố thí cho người xa lạ, đem voi quý của quốc gia tặng cho kẻ địch, đem vợ con trao cho người khác. Không kính trọng cha mẹ mình mà tôn kính cha mẹ người khác, đó gọi là trái với lễ; không yêu quý cha mẹ mình mà yêu quý cha mẹ người khác, đó gọi là trái ngược đạo đức. Thái tử Tu-đại-noa bất hiếu, bất nhân, mà nhà Phật tôn quý ngài ấy, há chẳng phải là kỳ lạ sao?
Mâu Tử đáp: Nghĩa của ngũ kinh là lập con dòng chính làm trưởng. Thái vương thấy chí của Xương, bèn đổi con thứ thành con trưởng, lập nên cơ nghiệp nhà Chu, đưa đến đất nước thái bình. Đúng theo lễ nghĩa của việc cưới vợ là phải thưa cha mẹ, nhưng Thuấn cưới vợ mà chẳng thưa với cha mẹ, vậy mà làm nên đạo lớn ở đời. Kẻ sĩ trung thành chờ được gọi, bầy tôi hiền đợi triệu đến. Y Doãn vác cái vạc đến gặp Thành Thang, Ninh Thích gõ sừng mong giúp Tề; Thành Thang nhờ vậy được làm vua, Tề do đó mà xưng bá. Theo đúng lễ tiết, thì nam nữ chẳng được gần gũi. Chị dâu bị chìm thì đưa tay nắm lấy kéo lên, tạm dùng phương tiện vì lúc nguy cấp vậy. Nếu thấy việc lớn thì không nên câu nệ tiểu tiết. Bậc đại nhân lẽ nào lại câu nệ việc thường tình? Thái tử Tu-đại-noa thấy đời là vô thường, tài sản chẳng phải là vật quý của riêng mình, nên sẵn lòng bố thí để thành tựu đạo lớn; khiến cho quốc gia của vua cha hưởng thêm phúc trời, kẻ thù không thể xâm lấn. Đến khi thành Phật, ngài độ hết cha mẹ và anh em. Đó chẳng phải là hiếu, chẳng phải là nhân, thì thế nào mới là hiếu, là nhân?
Chữ hán

CÂU 16
問曰。佛道重無為樂施與持戒兢兢如臨深淵者。今沙門耽好酒漿。或畜妻子。取賤賣貴。專行詐紿。此乃世之大偽。而佛道謂之無為耶。牟子曰。工輸能與人斧斤繩墨。而不能使人功。聖人能授人道。不能使人履而行之也。皋陶能罪盜人。不能使貪夫為夷齊。五刑能誅無狀。不能使惡子為曾閔。堯不能化丹朱。周公不能訓管蔡。豈唐教之不著。周道之不備哉。然無如惡人何也。譬之世人學通七經。而迷於財色。可謂六藝之邪淫乎。河伯雖神。不溺陸地人。飄風雖疾。不能使湛水揚塵。當患人不能行。豈可謂佛道有惡乎。
Âm
Vấn viết: Phật đạo trọng vô vi, lạc thí dữu, trì giới căng căng, như lâm thâm uyên giả. Kim Sa môn đảm hiếu tửu tương, hoặc súc thê tử, , thủ tiện mại quý, chuyên hành trá đãi, thử nãi thế chi đại ngụy, nhi Phật đạo vị chi vô vi da?
Mâu Tử viết: Công Thâu năng dữ nhân phủ cân thằng mặc, nhi bất năng sử nhân xảo. Thánh nhân năng thụ nhân đạo, bất năng sử nhân lý nhi hành chi dã. Cao Dao năng tội đạo nhân, bất năng sử tham phu vi Di Tề. Ngũ hình năng tru vô trạng, bất năng sử ác tử vi Tăng Mẫn. Nghiêu bất năng hóa Đan Chu. Chu công bất năng huấn Quản Sái, khởi Đường giáo chi bất trước, Chu đạo chi bất bị tai? Nhiên vô như ác nhân hà dã? Thí chi thế nhân học thông thất kinh, nhi ư mê tài sắc, khả vị lục nghệ chi tà dâm hồ? Hà Bá tuy thần, bất nịch lục địa nhân. Phiêu phong tuy tật, bất năng sử trạm thủy dương trần. Đương hoạn nhân bất năng hành, khởi khả vị Phật đạo hữu ác hồ?.
nghĩa
Hỏi: Đạo Phật trọng pháp vô vi, ưa bố thí, chuyên tâm trì giới, như đến gần vực sâu. Nay sa-môn mê đắm rượu ngon, có người còn nuôi vợ con, mua thì ưa rẻ, bán thì mong đắt giá, chuyên làm điều gian dối. Đó chính là mối nguy hại lớn cho đời, mà đạo Phật gọi đó là vô vi sao?
Mâu Tử nói: “Công Thâu có thể cho người ta búa rìu, dây mực, nhưng không thể khiến cho người ta trở nên khéo léo. Thánh nhân có thể dạy đạo lý cho thiên hạ, nhưng không thể khiến người ta thực hành theo. Cao Dao có thể khép người vào tội ăn trộm, nhưng không thể khiến cho kẻ tham lam trở thành Bá Di hay Thúc Tề. Năm hình phạt có thể trị kẻ có tội, nhưng không thể khiến người con độc ác trở thành Tăng, Mẫn. Vua Nghiêu không thể cảm hóa Đan Chu. Chu công không thể dạy Quản Sái, thì lẽ nào lời dạy của Đường Ngu chẳng sáng tỏ, đạo của Chu công không đầy đủ sao?  Như thế thì không còn cách nào với người ác sao? Ví như người đời học bảy loại kinh mà còn đắm mê tài sắc, thì có thể gọi là sáu ngón tà dâm sao? Hà Bá tuy là thần nhưng không thể nhận chìm người trên đất liền. Gió tuy thổi mạnh nhanh nhưng không thể khiến cho nước sâu dậy cát. Hãy nên lo người ta không thể tu dưỡng đạo đức, há có thể cho rằng đạo Phật là xấu ác?
Câu 34

Chữ hán

問曰。吾子訕神仙抑奇怪。不信有不死之道是也。何為獨信佛道當得度世乎。佛在異域。子足未履其地。目不見其所。徒觀其文而信其行。夫觀華者不能知實。視影者不能審形。殆其不誠乎。牟子曰。孔子曰。視其所以。觀其所由。察其所安。人焉廋哉。昔呂望周公問於施政。各知其後所以終。顏淵乘駟之日。見東野畢之馭。知其將敗。子貢觀邾魯之會。照其所以喪。仲尼聞師曠之絃。而識文王之操。季子聽樂。覽眾國之風。何必足履目見乎。
âm
Vấn viết: Ngô tử sán thần tiên, ức kỳ quái, bất tín hữu bất tử chi đạo thị dã. Hà vi độc tín Phật đạo đương đắc độ thế hồ? Phật tại dị vực, tử túc vị lý kỳ địa, mục bất kiến kỳ sở, đồ quan kỳ văn, nhi tín kỳ hành. Phù quan hoa giả bất năng tri thật,  thị ảnh giả bất năng thẩm hình, đãi kỳ bất thành hồ?
Mâu Tử viết: Khổng Tử viết: “Thị kỳ sở dĩ, quán kỳ sở do, sát kỳ sở an, nhân yên sưu tai”? Tích Lã Vọng, Chu công vấn ư thi chính, các tri kỳ hậu sở chung. Nhan Uyên thừa tứ chi nhật, kiến Đông Dã tất chi ngự, tri kỳ tương bại.Tử Cống quan Trâu Lỗ chi hội, nhi chiếu kỳ sở dĩ táng. Trọng Ni văn sư Khoáng chi huyền, nhi tức Văn Vương chi thao. Quý Tử thính nhạc, lãm chúng quốc chi phong. Hà tất túc lý mục kiến hồ?
nghĩa
Hỏi: Theo thuật của thần tiên, đến mùa thu và mùa đông thì không ăn, hoặc nhập thất nhiều tuần không ra ngoài, có thể gọi là rất đạm bạc. Tôi cho rằng như vậy rất đáng tôn kính, quý trọng. Sợ là đạo Phật không sánh bằng?
Mâu Tử nói: Chỉ Nam làm Bắc, lại tự cho rằng không nhầm lẫn, lấy Đông làm Tây, mà tự cho là mình không mù; đem chim cú mà cười cợt phượng hoàng, thân giun kiến mà lừa dối rùa với rồng. Con ve không ăn, quân tử chẳng quý, ếch rắn núp trong hang, thánh nhân chẳng trọng. Khổng Tử nói: “Tính đức của trời đất xem con người là quý”.Chẳng nghe theo ve hay xem trọng rắn, nhưng người đời vẫn có kẻ ăn xương bồ mà vứt bỏ quế và gừng, đổ nước ngon ngọt mà nếm thứ nước đã thiêu. Lông măng tuy nhỏ nhưng có thể nhìn thấy rõ; núi Thái sơn to lớn nhưng nếu xoay lưng lại thì chẳng thấy; chí khí tồn tại hay không tồn tại, ý bén nhạy hay không bén nhạy. Nước Lỗ xem trọng họ Quý mà coi thường Trọng Ni, Ngô chọn Tể Bỉ mà bỏ Tử Tư. Ông cũng chẳng phải là đã hoài nghi sao?
Giải thích, xuất xứ, điển tích, điển cố
1. 孝經(Hiếu kinh) : kinh nói về đạo làm con hiếu thảo đối với cha mẹ. Sách này của Khổng Tử. Câu “thân thể tóc da là của cha mẹ .....tổn thương” được trích từ chương thứ nhất “Khai tông minh nghĩa” trong Hiếu Kinh
2.牟子(Mâu Tử)  : là thái thú Thương Ngô, thời vua Hán Hoàn Đế, tên Mâu Dung, do viết sách nên có hiệu là Mâu Tử.
3.孔子(Khổng Tử): Người nước Lỗ đời Chu, tên là Khâu, tự là Trọng Ni, từng làm quan nước Lỗ, sau một thời chu du thiên hạ, trở về nước Lỗ, soạn lại Kinh Thi, Kinh Thư, định lại Kinh Lễ, phê bình giảng giải Kinh Dịch và soạn ra Kinh Xuân Thu, đồng thời mở trường dạy học, khai sáng Nho giáo, học trò có tới hơn ba ngàn người, thọ 73 tuổi (551 - 479 trước TL).
4.仲尼(Trọng Ni): là tự của Khổng Tử.
5. (Dự Nhượng) : là mưu sĩ của Trí Bá  nước Tấn, vì Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết nên Dự Nhượng tìm nhiều phương cách giết triệu Tương Tử trả thù cho chủ nhân, sợ Triệu Tương Tử phát hiện, nên ông ta nuốt than cho giọng nói khác đi. (Đông Châu Liệt Quốc.
 Dự Nhượng (giản thể: 豫讓; bính âm: Yu Rang ) là một người nước Tấn sống vào cuối thời Xuân Thu tại Trung Quốc. Dự Nhượng được người đời sau biết tới trong vai trò thích khách nổi tiếng bậc nhất của thời Xuân Thu Chiến Quốc. Truyện Dự Nhượng kiên trì ám sát Triệu Tương tử để trả thù cho Trí Bá Dao đã được Tư Mã Thiên ghi lại trong tác phẩm Sử ký của ông.
6. (Di Địch): Di chỉ các dân tộc phía đông Trung Hoa. Địch chỉ các dân tộc phía Bắc. Di địch chỉ các dân tộc thấp kém. Cũng có nghĩa như mọi rợ.
7. 孟子(Mạnh Tử)  : Ông thầy họ Mạnh, tức là Mạnh Kha, bậc đại hiền đức đời Chiến quốc, sinh 372, mất 289 trước TL, được xưng là bậc Á thánh, sau Khổng tử -Tên bộ sách gồm bảy thiên do Mạnh Kha làm ra được liệt vào tứ thư, là sách căn bản của nho học.
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời chiến quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia...(thời kỳ bách gia tranh minh)và cũng là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc chiến tranh liên miên, dân tình vô cùng khổ sở . Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ông vua như Khổng Tử, ông chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị". Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).

8. (Nước Hạ) : Theo truyền thuyết, vua Vũ là vị vua đầu tiên của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc, được coi là người sáng lập ra triều đại này. Ông được nhớ tới nhiều nhất với tư cách là người đã có công phát triển kỹ thuật trị thủy chinh phục các sông ngòi Trung Quốc. Theo sử truyện thì ông là con của Cổn và được vua Thuấn truyền ngôi, lập nên nhà Hạ.
Nhà Hạ khoảng thế kỷ 21 TCN - 16 TCN) là triều đại đầu tiên ở Trung Quốc được mô tả trong các ghi chép sử học cổ đại như Sử ký, Trúc thư kỉ niên, Kinh Thư. Triều đại này được vua Đại Vũ huyền thoại thành lập sau khi Thuấn, một trong Ngũ Đế nhường ngôi cho ông. Nhà Hạ sau này được kế thừa bởi nhà Thương.
Theo biên niên sử truyền thống dựa trên các tính toán của Lưu Hâm, nhà Hạ trị vì từ khoảng năm 2205 TCN tới năm 1766 TCN; theo biên niên sử dựa trên Trúc thư kỉ niên, khoảng thời gian này là từ khoảng 1989 TCN tới 1558 TCN. Hạ Thương Chu đoạn đại công trình đưa ra các con số tương ứng là 2070 TCN1600 TCN. Mặc dù một số học giả từng tranh cãi về sự tồn tại của triều đại này, nhưng chứng cứ khảo cổ học lại chỉ ra sự tồn tại của nó. Giới sử gia Trung Quốc coi đây là triều đại đầu tiên của Trung Quốc, sau thời Tam hoàng Ngũ đế và trước thời nhà Thương. Tuy nhiên, người ta có quyền đặt nghi vấn đối với triều đại này vì trên thực tế, những văn thư đầu tiên của Trung Quốc được viết ra sau triều đại này cả hơn một nghìn năm.
Những cuộc khai quật gần đây tại các di chỉ thời đại đồ đồng sớm tại Nhị Lí Đầu tại tỉnh Hà Nam, cũng khó tách biệt truyền thuyết ra khỏi thực tế đối với sự tồn tại của triều đại này. Hầu hết các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho rằng văn hoá Nhị Lí Đầu là nơi phát tích của nhà Hạ, tuy vậy các nhà khảo cổ học phương Tây vẫn không đồng ý về mối liên hệ giữa nhà Hạ và văn hoá Nhị Lí Đầu.
9. (Nghiêu, Thuấn): Vua Nghiêu đời Đường và vua Thuấn đời Ngu, hai vị thánh quân của Trung Hoa thời cổ đại, có tiếng là hiền đức và hiếu thuận. Thuấn được vua Nghiêu truyền ngôi và gả cho hai người con gái tên Nga Hoàng, Nữ Anh
10. 周(Chu): nhà Chu sau nhà Thương, vua Vũ Vương đánh giết vua Trụ nhà Thương, lên làm vua gọi là nhà Chu, cách đây chừng ba nghìn năm..
11.九夷 (Cửu Di): chín tộc người thiểu số ở phía Đông thời Cổ đại. Đó là: Khuyển di, Vu di, Phương di, Hoàng di, Bạch di, Xích di, Huyền di, Phong di, Dương di. Cửu Di cũng là địa danh nơi họ sinh sống.
12.孟軻 (Mạnh Kha) : Tên Kha, tự Tử Dư 輿 (tây lịch 372-389), người nước Trâu, đời Chiến quốc. Đề xướng vương đạo, trọng nhân nghĩa. Soạn ra sách Mạnh Tử bảy thiên. Hậu thế tôn là Á thánh
13. 瞽叟 (Cổ Tẩu): cha của vua Thuấn.
14. 須大挐(Tu-đại-noa): tiền thân của Phật Thích Ca trong giai đoạn hành bồ tát đạo,  nhân vật trong Lục độ tập kinh.
15.五經(Ngũ kinh): Năm bộ sách quan trọng của Nho giáo, gồm kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch, kinh Lễ và kinh Xuân Thu.
Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh.
16. (Văn Xương) : vua một nước chư hầu thời nhà Thương, đóng đô ở phía Tây, còn gọi là Tây hầu Cơ Xương, sau đó phế nhà Thương lập nhà Chu.
17. 伊尹(Y Doãn): là tướng nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công giúp Thành Thang tiêu diệt nhà Hạ, thành lập nhà Thương và phò nhà Thương ổn định trong thời gian đầu. Ông ta sống hơn 100 tuổi.
18. 干湯 (Can( Thành) Thang): vua nhà Thương
19. 五刑 (ngũ hình) (Năm hình phạt): Năm cách trừng phạt kẻ có tội thời trước, gồm tội chết, tội đi đày suốt đời, tội đi đày một thời gian, tội giam và tội phạt tiền.
20.七經 (thất kinh): bảy loại kinh của Đạo gia. Đó là, Nhân kinh, Lễ kinh, Tín kinh,  Nghĩa kinh, Trí kịnh, Đức kinh, Đạo kinh.
21. (Xương bồ): loại cây lác, cây cói dùng để dệt chiếu.
22. (Tử Tư): chính là Ngũ Tử Tư, tướng phụ của vua Ngô Phù Sai.
23. 曾子(Tăng Tử )( tên thật là Tăng Sâm (曾参) (505 TCN - 435 TCN), t T Dư, người Nam Vũ thành, nước Lỗ (nay là huyện Bình Ấp, tỉnh Sơn Đông), là học trò xuất sắc của Khổng Tử; Tăng Sâm nhỏ hơn Khổng Tử 46 tuổi. Ông là một người chí hiếu với cha mẹ, người đời sau liệt ông vào một trong "Nhị thập tứ hiếu" (hai mươi tư tấm gương hiếu thảo) vì truyền thuyết mẹ ông khi cắn ngón tay mà ông động lòng. Tăng Tử kế thừa và phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử, tư tưởng của Tăng Tử đề cao chữ Hiếu, Tín. Ông thường nói: "mỗi ngày ta xét thân ta ba việc: - Nhận làm thay người ta việc gì, ta có thực tâm làm không? - Cùng với bè bạn giao ước điều gì, ta có thất tín không? - Thầy dạy ta những gì, ta có nghiên cứu học tập không?" Ông làm ra sách Đại học gồm 10 thiên và là một trong Tứ thư của Nho gia. Học trò của Tăng Sâm là Khổng Cấp, cùng Nhan Hồi, Mạnh Tử và chính ông là Tứ phối của Nho gia, cũng là đại biểu xuất sắc của phái Nho gia. Khổng Cấp (hay Tử Tư) làm ra sách Trung Dung trong Tứ thư (cùng với Luận Ngữ, Đại Học, Mạnh Tử).
24. Nhiếp Chính (giản thể: 聶政; bính âm: Nie Zheng ) là một người Trung Quốc sống vào cuối thời Xuân Thu. Nhiếp Chính được người đời sau biết tới trong vai trò thích khách nổi tiếng bậc nhất của thời Xuân Thu Chiến Quốc. Truyện Nhiếp Chính vì Nghiêm Trọng Tửhành thích tướng quốc nước HànHiệp Lũy đã được Tư Mã Thiên ghi lại trong tác phẩm Sử ký của ông.
25.Thái Bá là con trưởng của Chu Thái Công, một vị vua chư hầu của nhà Ân, Chu Thái Công có 3 con trai: Thái Bá, Trọng Ung và Quí Lịch, Quí Lịch có 1 con trai là Cơ Xương, khôn ngoan, đức hạnh tuyệt vời, Chu Thái Công  muốn tạo cơ hội cho Cơ Xương trong tương lai nối ngôi để mở đại ngiệp cho nhà Chu, cho nên có ý định truyền ngôi cho Quí Lịch, Quý Lịch làm vua thì ngôi vua tương lai sẽ truyền đên Cơ Xương.
Hiểu được thâm ý của cha, ông Thái Bá mặc dầu là con trưởng, có quyền giành ngôi theo cổ lệ, nhưng ông đã kín đáo rủ Trọng Ung là em kế mình cùng nhau kiếm cớ đi hái thuốc, bỏ trốn khỏi nước để cho ý định của Chu Thái Công được thành tựu tốt đẹp. Do đó sau này Cơ Xương được lên ngôi Chu Văn Vương, mở nghiệp nhà Chu, thay thế cho vua Trụ, bạo vương của nhà Ân.
 26.周文王(Chu Văn Vương), 1090 TCN 1050 TCN), h Cơ, tên Xương, người đất U (nay thuộc ấp Tuần, huyện Bân, tỉnh Thiểm Tây), là người đã xây nền móng triều đại nhà Chu Trung Quốc.
Khi cha Cơ Xương là Cơ Quý Lịch còn ở ngôi, Chu chỉ là một nước nhỏ thuộc vương triều nhà Thương. Quý Lịch từng dẫn người tộc Chu từ sông Vị Thuỷ xuống xây thành Cư ẤpChu Nguyên, phía tây nam núi Kỳ Sơn, gây dựng cơ sở tiến về phía Đông. Về sau, Quý Lịch bị vua nhà Thương giết hại, Cơ Xương nối ngôi cha làm tước bá.

27. 陳相公(Trần Tương công) tr vì: 960 TCN-939 TCN), tên thật là Quy Cao Dương (媯皋羊), là vị vua thứ 3 nước Trần – một chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Trần Tương công là con thứ của Trần Hồ công – vua đầu tiên nước Trần và em của Trần Thân công – vua thứ 2 nước Trần. Năm 961 TCN, Thân công mất, Quy Cao Dương lên nối ngôi, tức là Trần Tương công.
Sử sách không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Trần trong thời gian ông làm vua.
Năm 939 TCN, Trần Tương công qua đời. Ông ở ngôi được 23 năm. Con ông là Quy Đột lên nối ngôi, tức là Trần Hiếu công.
28., (Đế Nghiêu) (2337 TCN2258 TCN) là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ đại, một trong Ngũ Đế. Ông, cùng với các vua Thuấn sau này, được Khổng giáo xem là các vị vua kiểu mẫu và các tấm gương đạo đức.
Nghiêu, cũng được gọi là Giao Đường Thị (陶唐氏). Theo Sử ký - Ngũ đế kỷ, ông có tên là Phóng Huân (放勳), là con trai của Đế Khốc, mẹ họ Trần Phong. Ông có người em khác mẹ là Đế Chí. Vì Nghiêu thuộc bộ tộc Đào Đường nên ông cũng được gọi là Đường Nghiêu (唐堯).
Cũng theo Sử ký, Đế Khốc mất, Đế Chí lên thay. Tuy nhiên, do Chí không có tài trị nước nên Phóng Huân thay ngôi, tức là Đế Nghiêu.
29. Đế Thuấn () là một vị vua huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại, nằm trong Ngũ Đế. Tên khi sinh của ông Diêu Trọng Hoá (姚重華). Ông cũng được gọi là Hữu Ngu Thị (有虞氏).
Vua Thuấn, cùng với các vua Nghiêu, được Khổng giáo coi là những vị vua kiểu mẫu, và là những tấm gương đạo đức.
Thuấn nổi tiếng là người hiền đức trong thiên hạ. Theo truyền thuyết, mẹ ông, Ốc Đăng là người rất hiền đức mất sớm, cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác và sinh ra Tượng. Dù bị mẹ con Tượng và cả Cổ Tẩu đối xử không tốt, Thuấn vẫn một mực hiếu thuận, giữ đúng đạo làm con.
30.周公(Chu Công), tên thật là Cơ Đán, là công thần khai quốc nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công giúp Chu Vũ Vương (Cơ Phát) lập ra nhà Chu (1122 - 256 trước Công nguyên), giành quyền thống trị Trung Hoa từ tay nhà HYPERLINK "http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Th%C6%B0%C6%A1ng"Thương. Sau khi Chu Vũ Vương chết, Cơ Đán đã giúp vua mới là Chu Thành Vương xây dựng và phát triển nhà Chu thành một nước mạnh mẽ và có công xây dựng nên nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ trong quá khứ. Công lao to lớn của Cơ Đán với sự phát triển của văn hóa Trung Hoa khiến người ta gọi ông bằng chức vụ là Chu Công (quên đi cái tên Cơ Đán), khiến cho nhiều người lầm tưởng Chu Công là tên thật của ông.
31. Nước Lỗ (tiếng Trung, gin th: , bính âm: Lǔ) là tên gọi một quốc gia thời cổ đại tại Trung Quốc trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc.
Được thành lập vào khoảng năm 1043 TCN, những người trị vì của quốc gia này mang họ Cơ () và được phong tước công (). H là anh em họ với các vị vua nhà Chu. Người cai trị mang tước công đầu tiên là Cơ Bá Cầm, con trai của Chu Công (Cơ Đán, là em trai Chu Vũ Vương và là người nhiếp chính trong thời kỳ trị vì của vua Chu Thành Vương). Kinh đô của quốc gia này nằm tại Khúc Phụ (曲阜) và lãnh thổ của nó chủ yếu nằm ở phía nam núi Thái Sơn, ở khu vực trung tâm và miền tây nam của tỉnh Sơn Đông ngày nay cùng một phần các tỉnh An Huy, Hà NamGiang Tô.
32. 梁朝(Nhà Lương); bính âm: Liáng cháo) (502-557), còn gọi là nhà Nam Lương (南梁), là triều đại thứ ba của Nam triều trong thời kỳ Nam-Bắc triều Trung Quốc, sau thời kỳ của triều đại Nam Tề và trước thời kỳ của triều đại Trần. Kinh đô đặt tại Kiến Khang (nay là Nam Kinh).
Nhà Tây Lương (西梁), vi kinh đô nằm ở Giang Lăng năm 555 của Lương Tuyên Đế Tiêu Sát, cháu nội của người sáng lập ra nhà Lương (Lương Vũ Đế Tiêu Diễn), được cho là triều đại kế vị hợp pháp của nhà Lương; trên thực tế chỉ là chư hầu của các triều đại kế tiếp nhau như nhà Tây Ngụy, nhà Bắc Chunhà Tùy. Cuối cùng, triều đại này bị Tùy Văn Đế xóa bỏ năm 587.
Một số học giả cho rằng triều đại này đại diện cho "thời kỳ hoàng kim" của Trung Hoa cổ đại, và sự sụp đổ của triều đại này đã ngăn trở mạnh sự phát triển của Trung Quốc để trở thành một thế lực mạnh. Tuy nhiên, giả thuyết này còn nhiều mâu thuẫn.
Thời gian kết thúc của nhà Lương cũng là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà sử học. Nhiều sử gia coi sự kết thúc thời kỳ trị vì của Lương Kính Đế Tiêu Phương Trí năm 557, khi ông bị buộc phải nhường ngôi cho Trần Bá Tiên, người sáng lập ra nhà Trần, là thời điểm kết thúc nhà Lương. Các học giả khác lại coi sự xóa bỏ nhà Tây Lương năm 587 mới là sự kết thúc thật sự của nhà Lương.
33.羌族(Người Khương); bính âm: qiāng zú, Hán-Việt: Khương tộc) là một nhóm sắc tộc tại Trung Quốc. Họ tạo thành một trong số 56 dân tộc tại Trung Quốc, được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận, với dân số khoảng 306.000 người (ước tính năm 2002), sinh sống chủ yếu tại miền tây tỉnh Tứ Xuyên, bao gồm miền đông châu tự trị dân tộc Tạng-Khương A Bá, địa cấp thị Miên Dương (các huyện Bắc Xuyên, Bình Vũ). Hiện nay, người Khương chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ của dân cư Trung Quốc, nhưng nói chung người ta tin rằng dân tộc này rất cổ đại, từng có thời đủ mạnh và đông đúc, với lịch sử có thể dò vết ít nhất là từ thời kỳ nhà Thương và các hậu duệ của họ được cho là tạo thành một bộ phận nhất định của người Tạng hiện đại, một bộ phận nhất định của người Hán hiện đại và nhiều sắc tộc thiểu số tại Miền Tây Trung Quốc.
Trong các thư tịch Trung Hoa cổ đại, các cụm từ như người Khương, Tây Khương, rợ Khương thường được sử dụng như là thuật ngữ chung để chỉ các sắc tộc không phải người Hoa Hạ tại miền tây Trung Quốc ngày nay[1]. Các dân tộc này thường xuyên gây chiến với các cư dân trong lưu vực sông Hoàng Hà. Phải cho đến thời Tần Mục công khi nước Tần nổi lên thì sự bành trướng lãnh thổ của người Khương mới bị ngăn chặn có hiệu quả.
Vào thời Tam quốc người Khương cũng đã nổi lên như một thế lực biên cương hùng hậu và gây áp lực cho nhà Hán, họ thường liên kết với các thế lực quân phiệt cát cứ ở phía Tây Bắc để tạo thêm thế lực. Đặc biệt, họ đã từng hưởng ứng và tham chiến trong hàng ngũ thuộc lực lượng quân sự của Mã Siêu trong các trận Đồng Quantrận Kí Thành để chống lại triều đình.
Một thủ lĩnh của người Khương là Diêu Trường sau này lập ra vương quốc Hậu Tần (384-417) trong thời kỳ Thập lục quốc tại Trung Quốc. Nhưng một điều cần lưu ý là người Khương không phải một dân tộc riêng biệt cho tới khoảng 20-30 năm trước đây[1]. Thuật ngữ "Khương" (, ch Hán gợi ý đó là những người chăn cừu) được sử dụng trong các thư tịch cổ Trung Hoa để nói chung tới các sắc tộc du mục khác nhau sinh sống tại miền tây và không có liên quan trực tiếp gì tới người Khương ngày nay. Chỉ trong vài thập niên gần đây thì các sắc tộc này mới tự nhận chính mình là người Khương.
Thời cổ đại, trị thuỷ để ổn định cuộc sống, phát triển việc cày cấy là việc cấp bách hàng đầu. Theo sử sách, Thuấn sai Cổn làm việc trị thuỷ. Cổn trị thuỷ không thành công nên bị Thuấn xử tội chết.
Thuấn lại dùng con Cổn là Hạ Vũ trị thuỷ. Sau nhiều năm, Hạ Vũ trị thuỷ thành công, vì thế được Thuấn chọn làm người kế vị. Thuấn không truyền ngôi cho con mình là Thương Quân mà trao ngôi báu cho Hạ Vũ.
34.管叔鮮(Quản Thúc Tiên); ? - 1113 TCN hoặc 1040 TCNHYPERLINK "http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_Th%C3%BAc_Ti%C3%AAn") tên thật là Cơ Tiên (姬鮮), là vị vua đầu tiên và duy nhất nước Quản thời Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Tiên là con thứ ba của Tây bá Hầu Cơ Xương. Người anh cả của ông là Bá Ấp Khảo đã mất sớm. Cơ Tiên có 8 người anh em cùng mẹ là: anh hai Vũ Vương Cơ Phát, các em: Chu Công Đán, Sái Thúc Độ, Thúc Chấn Đạc, Thành Thúc Vũ, Hoắc Thúc Xử, Khang Thúc Phong, Đan Quý Tái.
Khoảng năm 1123 TCN, các chư hầu nhất loạt theo Tây bá Cơ Phát nổi dậy đi đánh vào kinh đô Triều Ca của nhà Thương. Trụ vương bị thua trận, chạy lên Lộc Đài tự thiêu. Nhà Thương mất, Cơ Phát lên làm vua, lập ra nhà Chu, tức là Chu Vũ vương. Chu Vũ Vương biết lòng người còn nhớ nhà Ân, nên không làm tuyệt hương hoả nhà Ân, bèn phong cho Vũ Canh tiếp tục cai trị đất Ân. Các vùng xung quanh nhà Ân còn chưa hoàn toàn thần phục nhà Chu, nên Chu Vũ Vương chia làm ba khu vực: phía bắc Triều Ca đến đất Bội[3] phong cho em trai Vũ Vương là Hoắc Thúc Xử; phía đông Triều Ca là đất Vệ[4] phong cho Quản Thúc Tiên, phía tây Triều Ca là đất Dung[5] phong cho người em khác là Sái Thúc Độ.
Trên danh nghĩa, Quản Thúc Tiên cùng hai người em có trách nhiệm giúp đỡ Vũ Canh nhưng trên thực tế, họ được Chu Vũ Vương dùng để giám sát, kiềm chế Vũ Canh, vì vậy sử gọi họ là “Tam giám”.
Chu Vũ Vương lên ngôi khi tuổi đã cao nên chỉ ít năm sau thì qua đời. Thái tử Tụng còn nhỏ lên nối ngôi, tức là Chu Thành Vương. Chu Công Đán được Chu Vũ Vương uỷ thác phụ chính cho cháu.
Vũ Canh ở đất Ân nhân cơ hội nhà Chu mới dựng, vua mới của nhà Chu còn nhỏ, nên định khôi phục nhà Ân. Khi đó Chu Công Đán làm phụ chính tự mình xử lý mọi công việc trong triều đình, có ý kiến dị nghị Chu Công chuyên quyền lấn át thiên tử. Vũ Canh tìm cách liên lạc với Tam giám để chia rẽ họ với triều đình nhà Chu.
Do sự thuyết phục của Vũ Canh, Quản Thúc Tiên cùng 2 người em là Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ đều đồng tình theo Vũ Canh chống lại Chu Công Đán và Chu Thành Vương. Quản Thúc Tiên sai người phao tin rằng:
Chu công có âm mưu cướp ngôi vua
Vũ Canh dụ bộ lạc Hoắc Địa theo mình, cùng Quản Thúc Tiên, Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ nổi dậy chống nhà Chu. Chu Công và Thiệu công Thích tập trung dàn xếp xong việc nội chính, sau đó Chu Công mang quân đi đông chinh.
Sử sách không nói rõ chi tiết diễn biến cuộc chiến, nhưng ghi lại cuộc chiến kéo dài trong 3 năm. Sau cùng, Chu Công Đán đánh bại được Vũ Canh. Quản Thúc Tiên và Vũ Canh bị Chu Công giết chết; Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ bị bắt đi đày.
Chu Công Đán cho con Sái Thúc Độ là Sái Trọng Hồ nối nghiệp giữ nước Sái, không truất bỏ, nhưng với nước Quản thì tiêu diệt. Vì vậy Quản Thúc Tiên bị tuyệt tự không có người kế vị. Ông là vị vua duy nhất của nước Quản.
Đất cũ của nhà Ân do Vũ Canh và Quản Thúc Tiên cai quản bị Chu Công Đán chia làm đôi, nửa phong cho anh vua Trụ là Vi Tử Khải gọi là nước Tống, nửa kia phong cho em Chu Vũ Vương là Cơ Phong, gọi là nước Vệ.HYPERLINK "http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n_Th%C3%BAc_Ti%C3%AAn"
35.蔡叔度(Sái Thúc Độ )tên thật Cơ Độ (姬度), là vị vua đầu tiên của nước Sái – một chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sái Thúc Độ là con thứ 5 của Tây bá Cơ Xương trong số 10 người con cùng mẹ (Bá Ấp Khảo mất sớm, Vũ Vương Cơ Phát, Quản Thúc Tiên, Chu Công Đán, Sái Thúc Độ, Thúc Chấn Đạc, Thành Thúc Vũ, Hoắc Thúc Xử, Khang Thúc Phong, Đan Quý Tái.
Cơ Phát lật đổ vua Trụ nhà Ân lên làm vua, lập ra nhà Chu. Chu Vũ Vương biết lòng người còn nhớ nhà Ân, nên không làm tuyệt hương hoả nhà Ân, bèn phong cho con vua Trụ là Vũ Canh tiếp tục cai trị đất Ân. Các vùng xung quanh nhà Ân còn chưa hoàn toàn thần phục nhà Chu, Chu Vũ Vương chia làm ba khu vực: phía bắc Triều Ca đến đất Bội phong cho em trai là Hoắc Thúc Xử; phía đông Triều Ca là đất Vệ[3] phong cho là Quản Thúc Tiên, phía tây Triều Ca là đất Dung  phong cho Sái Thúc Độ.
Trên danh nghĩa, Sái Thúc Độ cùng 2 người anh em có trách nhiệm giúp đỡ Vũ Canh nhưng trên thực tế, Chu Vũ Vương dùng họ để giám sát, kiềm chế Vũ Canh, vì vậy sử gọi họ là “Tam giám”.
36.Bát tự Hà Lạc (có sách ghi là Tám chữ Hà Lạc) là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành,... bằng cách lập quẻ Tiên thiên với hào nguyên đường và quẻ Hậu thiên; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính.
37.師 曠 ( sư Khoáng). Sư Khoáng là nhạc sỹ nổi tiếng nước Tấn (nay là Sơn Tây, Hồng Động). Người ta cho rằng ông sống trong thời kỳ Tấn Bình Công, Tấn Điệu công cầm quyền, khoảng những năm 572 đến 532 trước công nguyên. Sư Khoáng sinh ra đã không có mắt, do đó ông tự xưng là “Manh thần” (bề tôi không mắt), sau xưng là “Minh thần” (bề tôi sáng suốt). Ông làm quan Đại phu nước Tấn, nên người ta còn gọi ông là Tấn Dã. Ông là nhạc sỹ rất nổi tiếng thời đó, danh thơm còn vang mãi đời sau “Sư Khoáng chi thông” (“Sư Khoáng thính tai”). Ông còn là một nhà hoạt động chính trị và là một học giả rất uyên bác, người đương thời xưng tụng ông là “Đa văn” tức là “người có kiến thức sâu rộng”.
Truyền thuyết kể rằng Sư Khoáng chơi đàn cổ cầm có thể thông thấu tới Thần linh. Theo lời người xưa nói, có được 5 con dê trắng và chim khách trắng báo hiệu điềm lành “Ngọc âm hiệp hòa, thanh giáo xương minh”, Sư Khoáng có được vinh dự này, có thể thấy rõ rằng tài nghệ của ông quả thực phi phàm. Tri thức âm nhạc của Sư Khoáng vô cùng phong phú, không chỉ giỏi chơi đàn cầm mà còn thông hiểu dân ca và luật nhạc của nhiều miền đất, ông còn giỏi dùng tiếng đàn để biểu hiện âm hưởng của giới tự nhiên, ví dụ như mô tả tiếng chim ca hót.
Sư Khoáng tuy là quan nhạc, nhưng ông không giống như những nhạc công thông thường. Ông cho rằng âm nhạc là thông qua ca dao các nơi đê giao lưu và truyền bá đức hạnh, cần phải khiến cho việc giáo hóa truyền bá âm nhạc được truyền rộng tới khắp nơi, khiến sự truyền bá đức hành đã rộng lại xa, dùng thơ để ngâm vịnh nó, dùng lễ để tiết chế nó, mới có thể khiến nơi nơi gần xa đều quy thuận. Sự hiểu biết của Sư Khoáng đối với âm nhạc cũng tương tự như kiến giải của ông đối với chính trì. Ông từng đưa ra rất nhiều chủ trương trị nước lên vua nước Tấn. Có lần Tấn Bình Công cảm thán Sư Khoáng bẩm sinh đã mù, chịu đủ điều khổ cực tối tăm, Sư Khoáng liền nói trong Thiên hạ có 5 loại “tối tăm”: một là Vua không biết việc quan ăn hối lộ nổi danh, dân chúng bị oan ức không có chỗ nào trông cậy được. Hai là Vua dùng người không thích đáng. Ba là Vua không biết phân biệt người tài đức với kẻ bịp ngu. Bốn là Vua cực kỳ hiếu chiến. Năm là Vua không biết chăm lo cho dân được sống yên ổn.
38. 周文王(Chu Văn Vương) 1090 TCN 1050 TCN), h Cơ, tên Xương, người đất U (nay thuộc ấp Tuần, huyện Bân, tỉnh Thiểm Tây), là người đã xây nền móng triều đại nhà Chu Trung Quốc.
Khi cha Cơ Xương là Cơ Quý Lịch còn ở ngôi, Chu chỉ là một nước nhỏ thuộc vương triều nhà Thương. Quý Lịch từng dẫn người tộc Chu từ sông Vị Thuỷ xuống xây thành Cư ẤpChu Nguyên, phía tây nam núi Kỳ Sơn, gây dựng cơ sở tiến về phía Đông. Về sau, Quý Lịch bị vua nhà Thương giết hại, Cơ Xương nối ngôi cha làm tước bá.
39.Tề Thái Công, tên thật là Khương Thượng (姜尚), tTử Nha (子牙), nên thường được gọi là Khương Tử Nha (姜仔呀), là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Khương Tử Nha được biết đến như một vị tướng tài vĩ đại và là người góp phần lập lên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Khương Thượng là người ở Đông Hải. Tổ tiên ông từng làm chức Tứ nhạc giúp vua Hạ Vũ trị thủy có công. Sử ký xác định tổ tiên ông được phong ở đất Lã vào khoảng thời vua Thuấn đến thời nhà Hạ, do đó lấy làm họ. Ông còn được dân gian và các nhà nghiên cứu lịch sử gọi bằng nhiều tên khác như: Khương Thái Công; Thái Công Vọng, Lã Vọng.
40.Nhan Uyên tức Nhan Hồi, tự Tử Uyên, người nước Lỗ thời Xuân thu, học trò giỏi của Khổng Tử, rất ham học, được xếp vào bậc đại hiền. ông sống trong cảnh nghèo mà vẫn vui đường học đạo, ông được Khổng Tử khen: "Hiền tai ! Hồi giã ! nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kỳ ưu, hồi giã bất cải kỳ lạc. Hiền tai hồi giã" (Hiền thay là anh Nhan Hồi ! một giỏ cơm, một bầu nước, ở nơi ngõ hẹp. Người ta không kham nỗi cảnh nghèo hèn mà lo buồn còn Nhan Hồi thì không thay đổi điều vui của mình. Hiền thay là anh Nhan Hồi). ông chết sớm lúc chỉ mới 32 tuổi. (Trọng ni đệ tử liệt truyện)
Sau đến đời Tấn, Tô Thiểu chết đi rồi lại hồi tỉnh, người em là Tiết hỏi chuyện dưói đất thì Thiểu nói: "Hai ông Nhan Hồi và Bố thượng được làm chức Tu Văn Lang ở dưới đất." (Văn Uyển)
41.伯夷(Bá Di) là con vua nước Cô Trúc - quốc gia chư hầu nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ông cùng người em là Thúc Tề nổi tiếng vì sự trung thành với nhà Thương bị nhà Chu tiêu diệt.
Theo Sử ký sách ẩn, Bá Di là con trai lớn nhất của Á Vi (亞微) - vua nước Cô Trúc thời vua Trụ nhà Thương. Vua cha muốn lập người em thứ 3 là Thúc Tề. Sau khi cha mất, Thúc Tề nhường lại ngôi vua cho Bá Di nhưng ông không nhận, nói rằng phải theo mệnh lệnh của cha và bỏ trốn.
Thúc Tề thấy ông bỏ khỏi nước Cô Trúc cũng đi theo ông. Người trong nước bèn lập Á Bằng (亞憑) - người em của Bá Di và anh của Thúc Tề lên ngôi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét